[giaban]Liên hệ[/giaban]
[tomtat]
BẢNG GIÁ VÀNG
[/tomtat]
[kythuat]
Để làm một Bảng LED giá vàng ta cần làm công việc sau:
- Thiết kế giao diện theo nhu cầu khách hàng.
- Gia công LED và lắp đặt vào các Board điều khiển. Và phương pháp lắp đặt.
- Cài đặt phần mềm truyền dữ liệu vào máy tính.
Việc tạo bản thiết kế mẫu mã theo nhu cầu khách hàng, gia công LED, lắp đặt và thi công thì các bạn có thể làm một cách dễ dàng và đẹp mắt. Nhưng việc tạo ra các Board điều khiển và Software thì công việc trìu tượng hơn chút.
Điện tử Văn Vinh cho ra một sản phẩm để có thể giải quyết được vấn đề này đó là: Board điều khiển để hiển thị những giá trị số của thông tin và cung cấp kèm theo một software cho bạn nhúng chính bản thiết kế giao diện của bảng thông tin vào software. Với cách làm này bạn sẽ tạo ra sản phẩm của chính công ty bạn.
Sản phẩm được thiết kế có thể sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng mà không phải mất công thiết kế lại hoặc thay đổi qui cách thực hiện khi nhu cầu tăng thêm thông tin hay thay đổi về kiểu dáng và kích thước.
Để hiển thị được thông tin ra bảng ta cần phải có các Board mạch sau:
- Board điều khiển LED. Là Board mở rộng dùng để điều khiển các con LED bảy đoạn.
- Board xử lý: Nhận dữ liệu từ máy tính hay từ người dùng cài đặt vào, sau đó xử lý và xuất ra các Board điều khiển LED.
- Board giao tiếp với máy tính. Nếu dùng cổng USB để kết nối thì sử dụng Board kết nối với USB.
Khi bạn mua Board điều khiển trung tâm để lấy thông tin từ máy tính. Bạn sẽ được cung cấp một Board giao tiếp với máy tính và PhầnMềm kèm theo để đưa thông tin xuất ra bảng thông tin. Cách đấu nối giống như làm với hộp đèn bảng hiệu.
Cách tạo ra software là sản phẩm của chính của công ty bạn: Software cần một file hình dạng *.jpg, *.bmp, *.gif. Để làm giao diện đồng thời tạo ra các chức năng cần thiết để người sử dụng đưa thông tin ra bảng thông tin. Tất cả chức năng đều được qui định bằng cách vẽ ra trên file hình, không cần viết mã lập trình.
- Qui định các ô để nhập thông tin. Trong bảng thông tin cần những công cụ để người dùng có thể nhập thông tin vào để hiển thị ở bảng thông tin, trong bản thiết kế mẫu ta thấy cần 4 ô để nhập thông tin. Như vậy sau khi bạn đã thiết kế xong phần giao diện của chương trình( có logo công ty bạn, khẩu hiệu, thông tin...như bản thiết kế mẫu) thì tại những vị trí có những con số biểu diễn các giá trị bạn vẽ ô chữ nhật màu trắng thay vì các con số như bản thiết kế. Nói cách khác tại những vị trí này bạn hãy xoá trắng bằng các ô hình chữ nhật. Chương trình sẽ hiểu đây là những ô nhập dữ liệu.
- Xoá những ô vuông không phải là ô nhập dữ liệu: Nếu trong bản thiết kế có những ô hình chữ nhật màu trắng không phải để nhập dữ liệu mà là thành phần của bản thiết kế. Có hai cách để làm việc này:
+ Cách thứ nhất: Bỏ ngay trong thiết kế đồ họa Tạo vài chấm màu hơi tối vào bên trong những ô hình chữ nhật màu trắng, làm như vậy không ảnh hưởng đến bản thiết kế (vì chỉ có vài chấm màu hơi tối nằm trong ô vuông này) nhưng chương trình biết đây là thuộc về bản thiết kế giao diện không phải phần nhập dữ liệu.
+ Cách khác: Bạn cứ thiết kế thoải mái đừng quan tâm gì hết đến sự nhầm lẫn này. Khi cài đặt cho chương trình nếu nó không xác định được nó sẽ xem đây là một công cụ để nhập liệu. Bạn chỉ cần đưa giá trị 0 vào ô có vị trí không đúng này là xong. Vì 0 có nghĩa là không có một con số nào hết.
- Cài đặt thông tin cho các ô nhập liệu: Mỗi giá trị tại những ô này cần thể hiện bằng nhiều con số và không giống nhau. Như ô này chỉ cần 4 số, ô khác phải 5 số... như vậy sau khi bạn đưa hình mà bạn đã làm xong vào cho chương trình nó sẽ tự động tạo ra những công cụ nhập liệu ở những ô vuông màu trắng mà bạn đã khai báo. Bây giờ bạn phải nhập và số con số tại những ô này. Ví dụ trong bản thiết kế mẫu sẽ có 4 ô nhập liệu, mỗi ô cần 5 con số để thể hiện giá tri. Vậy bạn phải nhập 5 vào tất cả các ô này.
- Hoàn tất việc tạo ra software do chính công ty bạn: Tức là sau khi đã làm xong bạn click chuột phải để lưu lại thông tin. thoát khỏi chương trình rồi khởi động lại chương trình. Bạn sẽ thấy chương trình là của chính bạn.
* Đây là sản phẩm dành cho những công ty làm quảng cáo để có thể làm ra bảng hiển thị thông tin một cách đơn giản mà không cần lập trình hay thiết kế giao diện cho phần mềm... Chỉ cần mua Board Xử lý trung tâm để kết nối với máy tính và các Board điều khiển LED 7 Segment. Khi mua Board điều khiển trung tâm quí khách sẽ được cung cấp kèm theo CD để cài Driver và Software để hiển thị thông tin ra bảng thông tin.
- Software sử dụng ý tưởng về nhúng để làm việc, nên giao diện của chương trình sẽ do chính các bạn tạo ra. Do đó các bạn có thể để Logo của mình vào hoặc làm theo ý của khách hàng.
- Việc nhúng ở đây không phải là cách đưa mã chương trình của các bạn vào( nếu đưa mã của các bạn vào thì các bạn phải biết lập trình) mà là đưa hình ảnh về giao diện do bạn thiết kế bằng CorelDraw, Photoshop... Theo qui định của Điện Tử Văn Vinh. Nên bạn chỉ cần lấy file hình ảnh đã thiết kế của bảng thông tin đã làm rồi thêm vào những chi tiết cho giao diện đẹp hơn và vài ô vuông để khai báo cho chương trình biết nơi những giá trị cần hiển thị mà thôi. Nên việc nhúng mã có thể làm trong 30 phút mà thôi dù bạn chẳng biết gì về lập trình cả.
* Để thực hiện làm bảng thông tin: cho giá vàng, giá USD... ta phải biết cách sắp xếp, lắp đặt các con LED sao cho có thể hiển thị được các con số, giống như con LED bảy đoạn. Sau đó ta biết cách định nghĩa các Pin Nối vào các thanh trong một con LED bảy đoạn.
* Những Khái niệm:
- Board xử lý có thể nhận dữ liệu từ máy tính sau đó xử lý và truyền tín hiệu để điều khiển đến 192 con LED bảy đoạn. Với số lượng điều khiển lớn như vậy bạn có thể làm được bảng thông tin cho ngân hàng, cửa hàng ... đáp ứng được những nhu cầu hiển thị nhiều thông tin trên bảng. Có 1 Socket nhận dữ liệu từ máy tính, 1 socket Truyền dữ liệu cho các Board mở rộng, và hai dây nguồn.
- Board mở rộng: gồm có những Socket nối là:
+ Hai dây nguồn: Tùy theo từng ứng dụng và cách chọn nguồn sử dụng mà chọn loại Board có nguồn cung cấp cho phù hợp 5V, 12V và 24V.
+ Đầu vào gồm có Socket Nhận dữ liệu. Socket Nhận dữ liệu có 5 Pin để nhận toàn bộ dữ liệu từ Board điều khiển.
+ Đầu ra là Bus 8 Pin dùng để điều khiển.
+ Hai dây nguồn: Tùy theo từng ứng dụng và cách chọn nguồn sử dụng mà chọn loại Board có nguồn cung cấp cho phù hợp 5V, 12V và 24V.
+ Đầu vào gồm có Socket Nhận dữ liệu. Socket Nhận dữ liệu có 5 Pin để nhận toàn bộ dữ liệu từ Board điều khiển.
+ Đầu ra là Bus 8 Pin dùng để điều khiển.
- Phương thức kết nối: là cách kết nối các Board điều khiển các con LED bảy đoạn lại với nhau theo qui ước về vị
trí và thứ tự sau: Mục đích của việc qui ước này là để lắp đặt được dễ dàng, chính xác, và tiết kiệm dây kết nối, Công lắp
đặt và trình độ chuyên môn cao.
+ Thứ tự các cột giá trị được tính từ phải sang trái. Cột giá trị bao gồm những giá trị có cùng vị trí trong hàng,
trong hình mẫu có 2 cột giá trị, mỗi cột có 2 giá trị, mỗi giá trị có 5 con số. Như vậy trong hình mẫu cột 1 sẽ nằm bên phải,
cột 2 nằm bên trái. Riêng số thứ tự của các giá trị được qui định như sau: giá trị nằm phía dưới của cột 1 là số giá trị số
thứ 1, giá trị nằm trên của cột 1 là giá trị số thứ 2, giá trị nằm trên ở cột 2 sẽ là giá trị số thứ 3, giá trị nằm dưới ở cột 2
sẽ là giá trị số thứ 4. Nếu có cột 3 thì giá trị số thứ 5 sẽ nằm bên dưới.
+ Thứ tự các con số trong một giá trị sẽ tính từ bên phải sang bên trái ( LED 7 đoạn đầu tiên là số thứ nhất). Thứ tự các giá trị sẽ tính từ dưới Lên trên, rồi từ trên xuống dưới.
- Hiển thị giá trị Bằng LED bảy đoạn: mỗi một giá trị nào đó ta phải thể hiện bằng nhiều con số. Ví dụ: để hiển thị giá trị là 1978 ta phải dùng 4 con số. Mỗi con LED bảy đoạn chỉ có thể hiển thị được một con số mà thôi. Như vậy một bảng thông tin cần bao nhiêu con số. Ví dụ trong bảng thông tin mẫu ta phải dùng 20 con số để hiển thị 4 giá trị trong bảng.
- Để cho công việc làm ra bảng hiển thị thông tin được dễ dàng và không nhầm lẫn ta sẽ dùng một Board điều khiển cho một con LED bảy đoạn. Mỗi board điều khiển sẽ cho ra Bus 8 Pin để điều khiển việc hiển thị thông tin ra một con LED. Như vậy có bao nhiêu con số thì sẽ dùng bấy nhiêu Board mở rộng( trong ứng dụng này Board mở rộng sẽ đóng vai trò Board điều khiển LED bảy đoạn).
- Bus 8 pin và LED bảy đoạn: LED bảy có bảy thanh tương ứng bảy chân với các tên "a,b,c,d,e,f" và còn một chân nữa dùng để làm dấu phân cách khi cần thiết đó là "Dp". Bus 8 pin được nối vào L
ED 7 đoạn theo thứ tự 1=a,2=b,3=c,4=d,5=e,6=f,7=g chân số 8 sẽ nối vào chân Dp.
- Trong Board mở rộng thứ tự Bus 8 pin được định nghĩa: Khi bạn cầm đầu Bus 8 Pin hướng lên trên( dây thả xuống dưới, quay mặt có hai khớp nối về phía sau), thì Pin số 1 nằm phía tay phải còn Pin số 8 nằm ở bên trái.
- Bước 1: Thiết kế hình dạng của bảng thông tin: Bao gồm phần nội dung và phần khoan lỗ để gắn LED vào mặt Mica.
- Bước 2: Nối Dây của những con LED, trong từng thanh LED lại với nhau( mỗi thanh đèn LED sẽ dùng nhiều bóng nối lại để đảm bảo độ sáng). Sau đó nối vào Bus 8 pin theo thứ tự của thanh với thứ tự của Bus 8 Pin, Pin số 8 bỏ hoặc nối với dấu chấm).
- Bước 3: Đấu nối các Board điều khiển lại với nhau theo những qui ước về thứ tự và vị trí đã qui định.
- Bước 4: Cài phần mềm hiển thị thông tin ra bảng thông tin. Sau đó cài Driver cho máy tính nếu kết nối thông qua USB.
- Bước 5: Cài đặt giao diện cho phần mềm. Sau khi cài đặt giao diện xong thì lưu lại rồi thoát khỏi chương trình.
- Bước 6: Kiểm tra kết nối, truyền thông tin mới cập nhật và bàn giao cho khách hàng.
Hiển thị thời gian trên bảng giá vàng nhỏ
Hình dạng design mặt giao diện
CÔNG TY TGL TECHNOLOGY
ĐC: 83 Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
Mobile: 096.77777.10
Email: bangtygia@gmail.com. Website: www.bangtygia.com[/kythuat]
[mota]
Cách dùng: Điều qua máy tính, truyền dữ liệu qua mạng LAN
[/mota]
[hinhanh]
[/hinhanh]